Đó là mục tiêu của Đề án Phát triển ngành logistics trên địa bàn TP.HCM đến năm 2025, định hướng 2030 được thảo luận tại Hội thảo Phát triển ngành dịch vụ logistics tại TP.HCM do Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) phối hợp với sở Công Thương TP.HCM tổ chức vào sáng ngày 20.3.2018..
Ông Lê Duy Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội VLA phát biểu tại Hội thảo
Hội thảo nhằm đánh giá lại tổng quan hiện trạng ngành logistics Việt Nam, phân tíchnhững nguyên nhân làm chi phí vận tải tăng cao. Đặc biệt, Hội thảo đưa ra mục tiêu và thảo luận các giải pháp nhằm đạt được các mục tiêu của Đề án phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn TP.HCM đến năm 2025, định hướng 2030.
Đề cập đến hiện trạng ngành logistics Việt Nam, ông Nguyễn Duy Minh – Tổng thư ký VLA cho rằng, chuỗi giá trị ngành logistics Việt Nam được tính qua các hạng mục như: kho bãi, giao nhận hàng hóa, vận tải nội địa, cảng biển, cảng hàng không và vận tải quốc tế. Tuy nhiên, theo nhận định chung, chi phí logistics ở Việt Nam còn cao và hiện đang ở mức tương đương 20,9% GDP (theo số liệu thống kê của ngân hàng thế giới).
Lãnh đạo BCH VLA và các chuyên gia thảo luận các vấn đề của ngành logistic
Hội thảo cũng đưa ra những mắc xích quan trọng làm chi phí logistics tăng cao hơn các nước trong khu vực (Thái Lan 19%, Trung Quốc 18%, Malaysia 13%...) là sự liên đới giữa chi phí vận tải đường bộ, các phụ phí tại cảng, các hạn chế về kết cấu hạ tầng, kiểm tra chuyên ngành và các phụ phí khác… Ông Nguyễn Duy Minh nhấn mạnh, một trong những mấu chốt làm cho chi phí logistics Việt Nam tăng cao là do hàng hóa được vận chuyển một chiều, nếu các doanh nghiệp giải được bài toán “container rỗng quay đầu” thì chắc chắn chi phí sẽ được giảm đi rất nhiều.
Hội thảo thu hút sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp logistics trong và ngoài nước
Với tầm quan trọng của ngành logistics đối với sự phát triển kinh tế của một quốc gia, ngành này hiện đang được nhà nước quan tâm một cách đặc biệt. Song, để gỡ các nút thắt, phải đi từ cơ quan quản lý nhà nước. Đề án tập trung phát triển logistics tại TP. HCM được thông qua tại hội thảo là bước khởi đầu cho việc quy hoạch lại trung tâm logistics lớn nhất nước. Đề án nêu rõ mục đích hướng tới mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng logistics góp phần kéo giảm chi phí logistics xuống khoảng 16%/GDP vào năm 2025. Để làm được điều đó, cần sự liên kết chặt chẽ của phía nhà nước, phối hợp với cộng đồng doanh nghiệp và các chuyên gia nghiên cứu và thực hiện đề án trên.
Ông Lê Duy Hiệp, chủ tịch VLA trả lời các vấn đề báo chí quan tâm
Trích nguồn: VietNam Logistics Review